Xin hỏi suy thận độ mấy thì phải chạy thận?

Tôi nghe nói bị suy thận thì phải chạy thận và cần thực hiện suốt đời. Tôi lo quá, hình như tôi có dấu hiệu suy thận mà chưa dám đi khám. Xin hỏi suy thận độ mấy thì phải chạy thận vậy?  Xin cảm ơn! (Doãn Minh – 39 tuổi, Đồng Nai) ☎ TƯ VẤN […]

Tôi nghe nói bị suy thận thì phải chạy thận và cần thực hiện suốt đời. Tôi lo quá, hình như tôi có dấu hiệu suy thận mà chưa dám đi khám. Xin hỏi suy thận độ mấy thì phải chạy thận vậy? 

Xin cảm ơn!

(Doãn Minh – 39 tuổi, Đồng Nai)

 TƯ VẤN BẠN ĐỌC:

Chào anh,

Sau thời gian dài bế tắc, suy sụp vì suy giảm sinh lý, anh Tuấn đã "VÙNG DẬY" MẠNH MẼ cứu vớt cuộc hôn nhân đứng trê bờ vực đổ vỡ nhờ tìm được bài thuốc quý [XEM THÊM]

Với thắc mắc của anh, chuyên mục đã liên hệ với Bs Trần Hoàng TháiNguyên Phó Chủ tịch Hội thận học Hà Nội để có câu trả lời chính xác nhất. Chuyên mục đã tổng hợp lại như sau:

Chạy thận là gì?

Với những bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu, lúc này thận có khả năng bù trừ rất tốt nên vẫn đảm bảo thực hiện các chức năng của mình. Song ở giai đoạn nặng, thận mất khả năng lọc và loại bỏ lượng dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, bệnh nhân suy thận cần được chạy thận hay còn gọi là lọc máu.

Xin hỏi suy thận độ mấy thì phải chạy thận?
Quy trình chạy thận nhân tạo

Như vậy, chạy thận (hay lọc máu) là quá trình lọc bỏ chất thải khỏi máu bệnh nhân thông qua thiết bị thẩm tách, sau đó bơm máu sạch trở lại cơ thể. Đây là phương pháp chính điều trị bệnh suy thận, với mục đích là loại bỏ các chất cặn bã như ure ra khỏi máu, lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể, duy trì sự cân bằng điện giải – mà đây là những chức năng một quả thận đang mắc bệnh lý không thể làm được.

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận?

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân suy thận chủ yếu được điều trị bằng phương pháp bảo tồn, kết hợp việc dùng thuốc và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.

➥ Bạn nên xem thêm: Người bị suy thận không nên ăn gì?

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng: Từ giai đoạn 1 đến giai đoạn cuối, bệnh tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc người bệnh có điều trị bảo tồn sớm hay không và có đáp ứng tốt hay không. Nếu có bệnh tiến triển chậm và ngược lại bệnh diễn tiến nhanh. Điều trị bảo tồn từ độ 1 đến độ 4 tốt có thể kéo dài đến 5-10 năm; nhưng nếu điều trị không tốt khi sử dụng những thuốc không tốt với thận thì từ suy thận độ 2 sẽ đến độ 5 chỉ trong khoảng 1 tháng.

Song cũng có trường hợp suy thận cấp tính cần phải chạy thận, nhưng chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn nhằm cải thiện chức năng thận và sức khỏe, sau đó có thể dừng việc này. Riêng với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thì chạy thận nhân tạo được xem là giải pháp duy nhất, chúng cần phải được tiến hành theo chu kì nhất định.

Để xác định bệnh suy thận mạn, bạn cần có những xét nghiệm cơ bản sau: Sinh hóa máu: urê, criatinnine, axituric, protein…; điện giải đồ; xét nghiệm huyết học: số lượng hồng cầu, Hb, Hct…. ; và tổng phân tích nước tiểu, lượng nước tiểu 24h. Khi có kết quả siêu âm thận niệu, bác sĩ sẽ kết luận bạn bị suy thận độ nào; nhưng để biết chính xác cần dựa vào mức lọc cầu thận.

Cách xác định mức độ suy thận
Cách xác định mức độ suy thận

Từ giai đoạn IIIb đến độ IV (hay thế giới là độ 5) gọi chung là suy thận giai đoạn cuối có 3 phương pháp điều trị ghép thận, lọc màng bụng và thận nhân tạo. Trong đó, chạy thận nhân tạo là một trong những phương pháp điều trị suy thận phổ biến nhất.

✍ Chạy thận nhân tạo được chỉ định cho bệnh nhân thận mãn tính hoặc tổn thương thận cấp (suy thận cấp) nếu bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Tăng kali máu; Tăng axit máu.
  • Xuất hiện các dấu hiệu của hội chứng ure (uremic syndrome) như: Buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi.
  • Bị phù – dấu hiệu cho thấy thận không đủ khả năng loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể.
  • Viêm màng ngoài tim.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho anh!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo