Bước ngoặt mới trong việc chữa trị suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính là hậu quả của các bệnh thận mạn tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đã có nhiều cách chữa suy thận mạn tính, song phương pháp tế bào gốc vừa ra đời là bước ngoặt mới trong việc chữa bệnh, giúp khắc phục được tồn tại lớn nhất của […]

Suy thận mạn tính là hậu quả của các bệnh thận mạn tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đã có nhiều cách chữa suy thận mạn tính, song phương pháp tế bào gốc vừa ra đời là bước ngoặt mới trong việc chữa bệnh, giúp khắc phục được tồn tại lớn nhất của phương pháp chạy thận (lọc máu) – được coi là phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất hiện nay.

Thế nào là suy thận mãn tính?

Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận (bệnh cầu thận, bệnh ống kẻ thận hay bệnh mạch thận) gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được coi là bị suy thận mạn.

Suy thận mạn diễn biến theo từng giai đoạn, có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm: Ở giai đoạn đầu, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo; còn ở giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng urê máu.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa suy thận mạn: Điều trị bảo tồn và điều trị thay thế (ghép thận hay lọc máu).

Các phương pháp chữa suy thận mạn tính

so-do-cac-phuong-phap-dieu-tri-suy-than-man-tinh
Sơ đồ các phương pháp điều trị suy thận mạn

Phương pháp Điều trị bảo tồn:

+ Điều trị các bệnh nguyên gây suy thận mạn: 

  • Loại bỏ cản trở đường tiết niệu.
  • Chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong viêm thận – bể thận mạn.
  • Điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, điều trị bệnh đái tháo đường, điều trị tăng huyết áp…

+ Dự phòng và loại trừ các yếu tố làm suy thận mạn tiến triển hoặc gây đợt bột phát suy sụp chức năng thận: 

  • Kiểm soát huyết áp: Điều trị tăng huyết áp: cần duy trì huyết áp tâm thu < 160 mmHg, tốt nhất < 140 mmHg; Dự phòng và điều trị tụt huyết áp: cần duy trì huyết áp tâm thu ≥ 120 mmHg.
  • Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn.
  • Tránh dùng các thuốc hoặc các chất độc cho thận.
  • Điều chỉnh thể tích và điều trị suy tim.

+ Chế độ ăn cho người bị suy thận mạn:

Hạn chế protein nhưng cần đáp ứng đủ acid amin thiết yếu, đủ năng lượng (35 – 50 Kcal/kg/ngày), đủ vitamin, hạn chế kali và phosphat, bổ sung calci.

+ Cho các thuốc tác động lên chuyển hoá:

  • Dùng thuốc làm tăng đồng hoá đạm: Nerobol, Durabolin, Decadurabolin, Testosteron.
  • Dùng thuốc chống gốc oxy tự do.
  • Dùng thuốc làm giảm tổng hợp NH3 ở ống thận.

+ Điều trị triệu chứng:

  • Điều trị phù.
  • Điều trị thiếu máu.
  • Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải.

Phương pháp điều trị thay thế thận:

+ Lọc màng bụng (peritoneal dialysis):

  • Lọc màng bụng cấp: Chỉ định cho trường hợp bị suy thận cấp khi có kali máu > 6,5 mmol/l, urê máu > 30 mmol/l, pH máu ≤ 7,2, quá tải thể tích đe doạ phù phổi cấp; Nhiễm độc một số chất độc như barbiturat; hoặc đợt bột phát suy sụp chức năng thận của suy thận mạn có chỉ định giống suy thận cấp.
  • Lọc màng bụng mạn: Chỉ định cho trường hợp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn IIIa, IIIb và IV, nhưng có những lý do không cho phép lọc máu ngoài cơ thể như: Có bệnh lý tim mạch nặng; Rối loạn đông chảy máu không cho phép dùng heparin; Không tạo được đường vào mạch máu cho lọc máu ngoài cơ thể; Bệnh nhân ở xa các trung tâm lọc máu và không có điều kiện lọc máu ngoài cơ thể.

Lọc máu ngoài cơ thể (hemodialyis):

Chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân: Bị suy thận cấp khi kali máu > 6,5 mmol/l, urê máu > 30 mmol/l, pH máu ≤ 7,2, quá tải thể tích đe doạ phù phổi cấp; Suy thận mạn giai đoạn IIIb và giai đoạn IV (mức lọc cầu thận < 10 ml/ph, khi mức lọc cầu thận < 5 ml/ph thì có chỉ định lọc máu bắt buộc); Trong đợt bột phát suy sụp chức năng thận ở bệnh nhân suy thận mạn thì chỉ định giống như suy thận cấp; hoặc Nhiễm độc một số chất độc: barbiturat, kim loại nặng,…

+ Ghép thận: 

Được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (mức lọc cầu thận < 5 ml/ph/1,73m2), mà 3 nguyên nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thích hợp nhất để ghép thận là:

  • Viêm cầu thận mạn.
  • Mắc bệnh thận do đái tháo đường.
  • Bị bệnh thận do tăng huyết áp.

Trong các cách điều trị trên, chạy thận (lọc máu) được cho là cách chữa bệnh suy thận mạn tính hiệu quả nhất và được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp thay thế giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh mà không thể chữa bệnh triệt để được. Với sự phát triển của Y học hiện đại, một phương pháp mới ra đời: Phương pháp tế bào gốc được coi là bước tiến mới, hy vọng mới trong việc chữa khỏi suy thận mãn tính.

Phương pháp tế bào gốc – Bước ngoặt mới giúp chữa khỏi suy thận mãn tính

Phương pháp tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là một loại tế bào đa năng, khi đưa vào cơ thể con người có khả năng tự làm mới và sao chép để thay thế cho các tế bào bị nhiễm bệnh và biến mất. Trong mấy năm trở lại đây, kỹ thuật tế bào gốc đã được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh kể cả các bệnh nan y. Với suy thận mãn tính cũng có thể áp dụng phương pháp này để chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Nguyên lý trị suy thận mạn bằng tế bào gốc

1/ Tiêm qua động mạch hoặc dùng các phương pháp can thiệp để đưa tế bào gốc vào thận.

Chữa trị suy thận mạn tính bằng phương pháp tế bào gốc
Nguyên lý dùng tế bào gốc trị suy thận mạn tính

2/ Tế bào gốc tự sản sinh tế bào mới thay thế cho các tế bào thận bị hư hại, khống chế sự hình thành hoại tử thận, sửa chữa các tổn thương ở tế bào thận, ngăn chặn tình trạng xơ hóa thận, giảm creatinin máu, giảm sự thiếu máu, giảm chứng phù nề và các biến chứng khác. Ngoài ra chúng cũng có thể giảm các chỉ số như protein, toan máu, có thể chuyển thành âm tính hoặc kéo dài khoảng cách thời gian phải lọc máu, thậm chí không phải chạy thận nữa và duy trì chức năng thận ổn định.

Dùng tế bào gốc chữa suy thận mạn hiệu quả

Qua thực tế, bệnh nhân áp dụng phương pháp tế bào gốc sau khoảng một tuần và sau hai liệu trình điều trị thì chức năng thận của người bệnh sẽ dần trở lại bình thường. Từ đó, các triệu chứng như tiểu dắt, sưng tấy, cao huyết áp, thiếu máu sẽ giảm dần và được cải thiện.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được đánh giá cao bởi tính an toàn, ít xảy ra tác dụng phụ và giảm thiểu được gánh nặng điều trị cho bệnh nhân.

Ngoài ứng dụng để chữa suy thận mạn thì các trường hợp bị suy thận cấp, suy thận giai đoạn I, II, III, IV (nhiễm độc niệu) cũng có thể áp dụng cho hiệu quả cao.

➥ Bài viết đang được quan tâm:

Bình luận (3)

  1. nguyen thanh sơn says: Trả lời

    cho em hoi ghép tế bào gốc cho thận .ở việt nam có chưa bs

  2. daomanhthang says: Trả lời

    ghep te bao goc cho than o vn co chua co duoc lam o dau

  3. nguyenductri says: Trả lời

    bs cho em hỏi tế bào gốc ở vn hay ở đâu có chữa khỏi cho người nào hay không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo