Hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau khô và tươi cực ngon

Rượu sâm cau là một trong những loại rượu thuốc được xếp vào hàng ngũ các loại tiên tửu cho công dụng bổ dương cực mạnh và chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, rượu sâm cau chỉ tốt khi ngâm đúng cách, nếu không sẽ rất độc. Tham khảo hướng dẫn cách ngâm rượu sâm […]

Rượu sâm cau là một trong những loại rượu thuốc được xếp vào hàng ngũ các loại tiên tửu cho công dụng bổ dương cực mạnh và chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, rượu sâm cau chỉ tốt khi ngâm đúng cách, nếu không sẽ rất độc. Tham khảo hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau khô và tươi dưới đây để sở hữu một bình rượu sâm cau đúng chuẩn.

Sâm cau còn được gọi là Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Sâm đỏ, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao); có tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn; thuộc họ Sâm cau (Hypoxidaceae).

rượu sâm cau có tác dụng gì
Hình ảnh cây sâm cau – Cây sâm cau rừng   

Dựa theo các bài thuốc cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, hiện nay sâm cau đã được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản với hàng trăm công trình khoa học chứng minh nhiều tác dụng dược lý. Rễ sâm cau thử nghiệm dưới dạng cao cồn có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormon sinh dục nam và kích thích miễn dịch cao. Tuy nhiên, sâm cau vẫn được đánh giá cáo nhất với tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, chống bất thường tinh trùng giúp tăng cường khả năng tình dục và chức năng sinh sản của nam giới.

Theo các nghiên cứu hiện đại, chất Curculigin A trong sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh tới 150%. Đặc biệt, cao cồn thân rễ sâm cau có hoạt tính sinh dục nam mạnh nhất – là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.

Bởi thói quen thủ dâm thường xuyên khiến chàng trai 9X bị suy giảm sinh lý, không thể "yêu" theo ý muốn và những hệ lụy tới tâm lý, sức khỏe.

Để sử dụng sâm cau đạt hiệu quả cao nhất nên kết hợp với các dược liệu có tác dụng tương tự hoặc sâm cau ngâm rượu sẽ mang lại công năng vượt trội.

Công dụng rượu sâm cau là gì?

Tác dụng của rượu sâm cau được cho là:

  • Điều trị bệnh liệt dương cho các quý ông.
  • Điều trị xuất tinh sớm, bệnh yếu sinh lý.
  • Tăng cường sinh lý, kích thích ham muốn để sung mãn trong sinh hoạt vợ chồng, kéo dài thời gian quan hệ mà không cần phải sử dụng thuốc Tây Y.
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể người bệnh và bồi bổ cơ thể, kích thích ăn uống cho người gầy cần tăng cân.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về hen suyễn, trĩ và các bệnh vàng da.

***Việc sử dụng sâm cau có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người sử dụng. Nên kiên trì sử dụng, kết hợp với các hoạt động thể dục thể thao để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chú ý cách ngâm sâm cau với rượu đúng cách như sau:

Hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau

1- Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Đối với sâm cau:

  • Sâm cau tươi: Chọn củ sâm cau rừng có hoa màu vàng đậm bởi những cây sâm cau hoa màu nhạt sẽ không có hàm lượng chất bổ cao; lá cây sâm cau chắc chắn khỏe mạnh, có màu xanh đậm đặc trưng nhưng không tốt quá; khi bẻ đôi có mùi thơm đặc trưng nồng hơi hắc.
  • Sâm cau khô: Phơi khô từ củ sâm cau tươi chất lượng với các đặc điểm trên. Lưu ý trong quá trình sơ chế phải theo quy trình nhất định để củ sâm cau khô không bị mốc, có mùi thơm nồng đậm là đạt chuẩn để ngâm rượu.

Nếu bạn không trực tiếp thu hái được củ sâm cau thì có thể tìm mua tại mua sâm cau ở đâu được bán tại các cơ sở đông y uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn.

hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau
Bước lựa chọn nguyên liệu quyết định đến chất lượng rượu thành phẩm

+ Đối với rượu: Chọn loại rượu có nồng độ cồn từ 40 – 43 độ. Đây là loại rượu có khả năng khử đi độc tính gây đau đầu từ củ sâm cau rừng và đồng thời có thể chiết xuất các tinh chất bổ dưỡng từ cây thuốc quý này. Kinh nghiệm cho thấy: Chọn rượu nếp hay rượu Kim Sơn sẽ cho ra rượu sâm cau thành phẩm có vị thơm và rất dễ uống lại cho hiệu quả tốt.

+ Đối với bình ngâm: Giống như cách ngâm rượu sâm cau tươi chúng ta nên chọn những bình chất liệu thủy tinh để ngâm rượu củ sâm cau khô b ởi những bình ngày sẽ giữ được các tinh chất từ rượu và mùi thơm của rượu. Bên cạnh đó cần chọn những bình có thể tích vừa đủ với số lượng rượu mà chúng ta cần ngâm theo tỷ lệ.

2- Sơ chế nguyên liệu:

Sâm cau có tính hơi độc, vì vậy đối với sâm cau tươi, cần lưu ý đặc biệt đến bước này. Đối với sâm cau tươi, bạn cần rửa với nước cho trôi sạch bùn đất; sau đó đem ngâm với nước gạo 2 lần, mỗi lần 1 tiếng; lần thứ 3 ngâm sâm cau với nước gạo qua đêm từ 8 – 10 tiếng (cần thay nước vo gạo mới sau mỗi lần ngâm); cuối cùng đem tráng qua một lượt nước lã, một lượt rượu (chính loại rượu dùng để ngâm rượu)

3- Tiến hành ngâm rượu sâm cau tươi và khô:
cách ngâm rượu sâm cau đen
Rượu sâm cau khô và tươi
  • Cách ngâm rượu sâm cau tươi:

Đối với sâm cau tươi ngâm rượu, có thể ngâm nguyên củ hoặc thái lát. Nguyên liệu sau khi đã được sơ chế, bạn cho từng củ sâm cau tươi vào ngay ngắn, sắp xếp lại sao cho đẹp mắt, tránh chồng lấp lên nhau sẽ làm bình rượu không đẹp hoặc đổ sâm cau thái lát vào bình. Tiếp đó cho thêm rượu trắng đã chuẩn bị vào theo tỷ lệ: 1kg sâm cau tươi:3 – 5 lít rượu sao cho ngập hết phần sâm cau.

Mặc dù ngâm rượu sâm cau tươi đơn giản và trông rất sang trọng nhưng xét về hiệu quả thì rượu sâm cau tươi không bằng rượu sâm cau khô, hơn nữa trong củ sâm cau tươi có rất nhiều nước, đem ngâm theo thời gian rượu sẽ bị loãng đi và dễ bị hỏng. Do đó, các chuyên gia khuyên nên ngâm sâm cau khô sẽ tốt hơn.

  • Cách ngâm rượu sâm cau khô:

Sâm cau khô thái lát mỏng phơi khô hoặc chọn mua sẵn tại các nhà thuốc đông y, cho vào bình thêm rượu theo tỷ lệ: 1kg sâm cau khô:8 – 10 lít rượu trắng. Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Một số thắc mắc thường gặp khi ngâm rượu sâm cau

Có mấy loại sâm cau? Nên chọn loại nào tốt?

Hiện ghi nhận có 2 loại sâm cau: Sâm cau đen và sâm cau đỏ – 2 loại này có công dụng khác nhau nhưng lại dễ bị nhầm lẫn khi dùng.

Thực chất thì loài được gọi là sâm cau đen mới là sâm cau thật còn sâm cau đỏ không phải là sâm cau. Tại các khu du lịch đang bán chủ yếu là rễ của một/số loài cây thuộc họ Huyết giác ( Dracaenaceae ), phổ biến nhất là rễ loài Bồng bồng Dracaena angustifolia Roxb. Loài này mọc hoang ở nhiều nơi, cũng có một số gia đình trồng làm cảnh, ngoài ra còn một loài nữa cũng gọi là Bồng bồng hay Huyết giác nam bộ Dracaena cochinchinensis cũng có rễ màu đỏ cam và được bán với tên Sâm cau đỏ. Theo YHCT, Bồng bồng sử dụng để nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc và rượu sâm cau đỏ hoàn toàn không có tác dụng sinh lý.

cách phân biệt sâm cau và cây bồng bồng
Sâm cau đen và sâm cau đỏ (cây bồng bồng)

Sâm cau đen có mùi hăng, có độc tính cao và thiên về công dụng tăng cường, chữa trị bệnh yếu sinh lý nam giới. Do đó, tùy theo mục đích sử dụng mà bạn nên tỉnh táo chọn loại sâm cau phù hợp.

Rượu sâm cau ngâm bao lâu thì uống được?

Rượu sâm cao tươi ngâm ít nhất 90 ngày mới sử dụng được, thời gian lý tưởng nhất là 6 tháng. Còn đối với rượu sâm cau khô thì thời gian ngâm rất ngắn, chỉ khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.

Dùng rượu sâm cau có cần lưu ý gì không?

  • Những người đang bị nóng trong, táo bón, những người quá hư yếu, “âm hư hỏa vượng”, thể trạng kém,.. có những biểu hiện như: họng khô miệng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn chân bàn tay nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít; mạch tế sác (nhỏ nhanh),… thì không nên dùng.
  • Sâm cau có dược tính cao, công hiệu mạnh, vì thế cần được dùng liều phù hợp, tùy với tình trạng sức khỏe, thể chất. Dùng không đúng bệnh, đúng liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, đặc biệt nếu đang có bệnh khác, đang dùng kết hợp với các vị khác, hoặc thể trạng không phù hợp với sâm cau. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngâm và sử dụng sâm cau để đảm bảo an toàn.

➥ Bạn nên tham khảo:

XEM THÊM

Bình luận (2)

  1. Mr. Luan says: Trả lời

    Cho biết giá của sâm tiên mao tươi giá bao nhiêu?

  2. Văn Minh says: Trả lời

    E đang ngâm uống, nay bắt dc 1 tổ ong ruồi, xin hỏi có ngâm chung vào đc ko ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo