Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Bố tôi bị chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối. Hiện tuần nào cũng phải đến bệnh viện để chạy thận nhân tạo. Gia đình cũng khá khó khăn, ngoài sức ép về mức chi phí thì người thân cũng lo lắng không biết bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? […]

Bố tôi bị chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối. Hiện tuần nào cũng phải đến bệnh viện để chạy thận nhân tạo. Gia đình cũng khá khó khăn, ngoài sức ép về mức chi phí thì người thân cũng lo lắng không biết bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Vậy mong được bác sĩ tư vấn ạ!

Xin cảm ơn!

(Huỳnh Thế Minh – Bình Thuận)

✉ TƯ VẤN BẠN ĐỌC:

Chào anh,

Sau thời gian dài bế tắc, suy sụp vì suy giảm sinh lý, anh Tuấn đã "VÙNG DẬY" MẠNH MẼ cứu vớt cuộc hôn nhân đứng trê bờ vực đổ vỡ nhờ tìm được bài thuốc quý [XEM THÊM]

Suy thận là bệnh lý về thận, đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa và độc tố trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra. Thận suy giảm chức năng dẫn đến sự giảm sút chức năng sản xuất một vài hormone. Từ đây cũng kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Bệnh suy thận được chia thành 5 giai đoạn, dựa vào mức lọc cầu thận GFR. Theo đó:

  • Suy thận giai đoạn 1: Thận bị tổn thương, GFR bình thường (90 hoặc cao hơn)
  • Suy thận giai đoạn 2: Thận bị tổn thương nhẹ, GFR giảm (60 đến 89).
  • Suy thận giai đoạn 3: GRF giảm (30 đến 59).
  • Suy thận giai đoạn 4: GFR giảm nghiêm trọng (15 đến 29).
  • Suy thận giai đoạn cuối: Suy thận hoàn toàn (GFR thấp hơn 15), chức năng thận không còn.

**Lưu ý: Nếu GFR là 90 hoặc cao hơn một chút thì vẫn được coi là bình thường. Kể cả có GFR ở mức bình thường, bạn vẫn có nguy cơ bị suy thận nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp cao, hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh thận.

Hiện nay, căn cứ vào mức độ suy thận mà việc điều trị suy thận được chia thành: Điều trị bảo tồn và điều trị thay thế. Trong đó, suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải điều trị thay thế để duy trì sự sống.

Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối là: Chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Trong đó, chạy thận nhân tạo (lọc máu) và ghép thận là 2 phương pháp được áp dụng phổ biến nhất.

➥ Bạn nên xem thêm:

Có nhiều yếu tố quyết định bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu
Có nhiều yếu tố quyết định bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Anh: Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc suy thận đang chiếm 6,73% dân số Việt Nam. Trong đó, những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu chiếm 0.09% dân số, và chỉ 10% trong số đó được lọc máu, 90% còn lại đều tử vong. Nếu như bệnh nhân được thực hiện lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 đến 10 năm. Cũng có nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm.

Đối với ghép thận, tùy theo thận người cho là người sống hay người chết não, có cùng huyết thống hay không mà có tỷ lệ sống khác nhau. Nếu thận cho là của người cùng huyết thống tỷ lệ sống sau 5 năm là 95-98%; sau 10 năm là 75-85% và sau 20 năm là 50% tùy từng trường hợp. Có nghĩa là trung bình có thể sống 15 đến 20 năm nếu điều trị và tuân thủ tốt.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thời điểm sau khi phát hiện suy thận giai đoạn cuối và tiến hành điều trị bệnh nhân có thể tử vong sau 1-2 tháng.

Lý giải về điều này các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đế n cơ hội điều trị và phục hồi của bệnh nhân đó là: Loại suy thận, giai đoạn suy thận, sức khỏe tổng thể, nguyên nhân gây suy thận, ý thức bản thân và bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị hay không?…

Như vậy, không có thời gian cụ thể cho thời gian sống của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Để giúp kéo dài thời gian sống, giúp việc chữa trị tiến triển theo chiều hướng tích cực và giảm số lần chạy thận, người bệnh nên chú ý: Tuân thủ đúng phác đồ điều trị, chế độ ăn uống cần kiêng khem nghiêm ngặt, giữ tinh thần thoải mái, thể dục thể thao nhẹ nhàng,…

Chúc người bệnh sức khỏe!

➥ Người bệnh nên biết: Đã bị suy thận thì không nên ăn gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo