Cách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối tối ưu nhất hiện nay
Suy thận mạn ở giai đoạn cuối xảy ra khi quả thận đang làm việc ở mức dưới 10% công suất so với công suất vốn có của nó. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần chạy thận, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Nhưng đâu là cách […]
Suy thận mạn ở giai đoạn cuối xảy ra khi quả thận đang làm việc ở mức dưới 10% công suất so với công suất vốn có của nó. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cần chạy thận, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Nhưng đâu là cách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối tối ưu nhất hiện nay?
Bạn biết gì về bệnh suy thận giai đoạn cuối?
Suy thận mãn tính là quá trình thận bị suy thoái từ từ và thường vĩnh viễn mất chức năng thận qua thời gian: Có thể vài tháng hoặc vài năm. Trong đó, suy thận mạn giai đoạn cuối chức năng thận đã suy giảm nghiêm trọng dẫn đến hàng loạt các hệ lụy đối với sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn cuối
Ngoài các biểu hiện mơ hồ như: Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ngứa da, tăng sắc tố da, chuột rút cơ bắp,… và có thể có các biểu hiện của suy tim sung huyết hoặc phù phổi; thì cũng có một số triệu chứng suy thận giai đoạn cuối điển hình như:
- Thiếu máu thường nặng.
- Cao huyết áp.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên.
- Loạn dưỡng xương do tình trạng rối loạn chuyển hóa calcium và phosphore.
- Giảm ham muốn tình dục, liệt dương và số lượng tinh trùng giảm thấp ở nam; không rụng trứng ở phụ nữ,…
Suy thận giai đoạn cuối có thể ngăn ngừa được không?
Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì sẽ có một số biện pháp có thể làm chậm quá trình tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối. Chủ yếu là khống chế tình trạng cao huyết áp bằng các thuốc ức chế men chuyển và chẹn kênh calcium; cùng chế độ ăn ít protein, hạn chế muối và nước.
➥ Có thể bạn chưa xem: Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối là gì?
Nếu như ở các giai đoạn đầu, người bệnh suy thận được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn thì suy thận giai đoạn cuối bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp thay thế, bao gồm: Lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc, hay ghép thận.
Cách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối tối ưu nhất hiện nay
- Đối với lọc máu: Dễ gây ra biến chứng huyết khối tại chỗ, nhiễm trùng mạch máu chỗ tiêm kim do tăng kali máu, do quá tải dịch (thường xảy ra giữa hai kỳ lọc máu).
- Đối với thẩm phân phúc mạc: Dễ gây nhiễm trùng và tắc nghẽn catheter, đặc biệt là tắc nghẽn do mạc nối lớn. Theo thống kê cho thấy: Trong năm đầu của thẩm phân phúc mạc thì có 40% bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng catheter và 60% bệnh nhân có ít nhất một lần bị viêm phúc mạc.
Do đó, ghép thận được cho là cách điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối tối ưu nhất, giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân suy thận so với các phương pháp khác. Đồng thời, các biến chứng của suy thận mạn như thiếu máu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tình dục, bệnh lý thần kinh,… đều được giải quyết sau khi ghép thận.
Cần biết rằng: Ghép thận không phải là cắt bỏ thận bệnh rồi ghép một quả thận mới vào đúng vị trí cũ, mà ghép thận là việc lấy một quả thận của người khỏe mạnh; hoặc một quả thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép vào bụng (thực chất là ngoài ổ bụng vì thận ghép ở ngoài màng bụng).
Mặc dù, ghép thận được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối; hoặc mất thận phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng chu kỳ song một số trường hợp bị chống chỉ định áp dụng. Đó là: Bệnh nhân mắc bệnh lý ác tính, suy tim không hồi phục, suy hô hấp mạn tính, nhiễm khuẩn mạn tính không đáp ứng với điều trị, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh gan đang phát triển, bệnh mạch máu (mạch vành, mạch não hoặc ngoại biên), dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh nặng, rối loạn đông máu nặng, bệnh tâm thần, nghiện rượu nặng,…
Mặc dù ghép thận là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối; nhưng thực tếngoài việc tuyển chọn người cho và người nhận phải rất chặt chẽ, hiện nay có khoảng 50 chỉ tiêu để chọn cặp ghép; thì chi phí ghép thận, cũng như nguồn hiến thận khan hiếm,… là điều khiến nhiều bệnh nhân ít có cơ hội tiếp cận phương pháp điều trị suy thận mạn này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!