Khiếm thực “thần dược chốn phòng the”

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi khiếm thực là “thần dược chốn phòng the”. Khiếm thực là một cây thuốc quý, được dùng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt vị thuốc khiếm thực có tác dụng bổ trung, ích tinh khí, cường chí nên chủ trị các chứng bệnh nam giới rất tốt […]

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi khiếm thực là “thần dược chốn phòng the”. Khiếm thực là một cây thuốc quý, được dùng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt vị thuốc khiếm thực có tác dụng bổ trung, ích tinh khí, cường chí nên chủ trị các chứng bệnh nam giới rất tốt như: Trị xuất tinh sớm, di tinh, hoạt tinh, mộng tinh,…

Mô tả về vị thuốc khiếm thực

Khiếm thực hay còn được gọi nhiều cái tên như Kê đầu thực, Kê Đầu, Nhạn Đầu, Ô đầu, Vỉ Tử, Thủy Lưu Hoàng, Thủy kê đầu, Cư Tắc Liên, Đại Khiếm Thực, Hộc Đầu, Hồng Đầu, Kê Đầu Bàn, Kê Đầu Lăng,…; có tên khoa học là Semen euryales Ferox, thuộc họ Súng (Nymphaeaceae).

cây khiếm thực
Cây khiếm thực thuộc họ Súng

Loại cây mọc ở đầm ao, sống hàng năm, lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên màu xanh và mặt dưới màu tím. Mùa hạ, cành mang hoa trồi lên trên mặt nước, đầu cành có một hoa, hoa nở vào buổi sáng còn buổi chiều héo. Quả hình cầu, là chất xốp màu tím hồng bẩn, mặt ngoài có gai, đỉnh còn đài sót lại; hạt chắc, hình cầu, màu đen, thịt trắng ngà là tốt.

Bộ phận dùng là quả: Hình tròn, đường kính khoảng 0,6cm; một đầu mầu trắng, chiếm khoảng 1/3, toàn thể hình tròn lõm xuống và đầu kia mầu đỏ nâu, chiếm 2/3 toàn thể; ngoài mặt bằng trơn, có sâm hoa; khi cắt ra thì chỗ cắt không bằng phẳng, màu trắng bạch và có chất bột. Cây khiếm thực ở Việt Nam ra bông không thấy ra quả và hạt; do vậy, vị thuốc này được nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Sau thời gian dài bế tắc, suy sụp vì suy giảm sinh lý, anh Tuấn đã "VÙNG DẬY" MẠNH MẼ cứu vớt cuộc hôn nhân đứng trê bờ vực đổ vỡ nhờ tìm được bài thuốc quý [XEM THÊM]
hạt khiếm thực
Bộ phận dùng thuốc là hạt cây khiếm thực   

Thành phần trong khiếm thực có đến 4,4% Protid, 0,2% Lipid, 32% Hydrat Carbon, 0,009% Calcium, 0,11% Phosphor, 0,0004% Fe, 0,006% Vitamin C,… Y học hiện đại chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về tác dụng của khiếm thực, tính vị và công dụng của vị thuốc này được đề cập trong Y thư cổ.

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc khiếm thực có vị ngọt, sáp, tính bình, không độc; vào kinh Can, Tỳ, Vị, Thận; có tác dụng bổ trung, ích tinh khí, cường chí, làm sáng mắt, làm tai nghe rõ. Thường được sử dụng để trị di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, xuất tinh sớm, tiểu nhiều, lưng đau, gối mỏi,… cho nam giới.

Bài thuốc chữa bệnh cho nam giới từ khiếm thực

1. Chữa thận hư, khí nhược, tiểu tiện đục:

  • Chuẩn bị: Khiếm thực 15g, phục linh 10g, gạo tẻ vừa đủ.
  • Cách làm thuốc: Khiếm thực, phục linh giã nát, sắc trước với nước cho mềm rồi cho gạo vào nấu cháo. Dùng ăn liền trong 5-7 ngày.
phục linh
Vị thuốc phục linh

2. Chữa di mộng tinh, mất ngủ:

  • Chuẩn bị: Khiếm thực 10g, hạt sen 40g, phục thần 20g.
  • Cách làm thuốc: Các vị thuốc cho vào nồi đun nhỏ lửa cho mềm, thêm đường, bỏ bã phục thần, ăn hạt sen và  khiếm thực, uống nước.

3. Chữa thận hư, di tinh, đái dầm, tỳ hư, đại tiện lỏng: 

  • Chuẩn bị: Khiếm thực 20g, hạt kim anh 15g, gạo lứt 100g, đường phèn vừa đủ.
  • Cách làm thuốc: Hạt kim anh bỏ nhân cùng khiếm thực sắc lấy nước bỏ bã, cho gạo lứt vào nấu cháo, cháo chín và thêm đường vừa đủ, ăn trong ngày.

4. Chữa khí hư, thận hư, di tinh, tiểu không tự chủ:

  • Chuẩn bị: Khiếm thực 30g, ngân hạnh 10g, gạo nếp 30g.
  • Cách làm thuốc: Nấu cháo ngày 1 lần, cứ 7-10 ngày là 1 liệu trình.
ngân hạnh (bạch quả)
Vị thuốc ngân hạnh (Bạch quả)

5. Chữa chứng tiểu đêm, lưng đau, gối mỏi, tỳ hư, ăn uống kém: 

  • Chuẩn bị: Khiếm thực 8g; phá cố chỉ, ích trí nhân mỗi vị 6g.
  • Cách làm thuốc: Khiếm thực sao vàng, tán bột mịn. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 8g uống với nước sắc phá cố chỉ, ích trí nhân.

Trên đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng khiếm thực cho nam giới, cánh mày râu có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại là tốt nhất, hãy nhờ sự tư vấn của thầy thuốc để gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp với cơ địa của từng người.

!!!LƯU Ý: Dùng nhiều khiếm thực không bổ cho Tỳ Vị mà làm tiêu hóa khó; đối với người bệnh bị táo bón, tiểu không thông thì không được dùng.

➥ Bạn nên tham khảo:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo