Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím khô, tươi đúng cách
Rượu ba kích thơm ngon và cho tác dụng tốt đối với sức khỏe nam giới. Tuy nhiên nếu ngâm sai cách khi uống sẽ “gặp họa”. Tham khảo hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím khô, tươi đúng cách sau để có được bình rượu ba kích ngon và đảm bảo an toàn. […]
Rượu ba kích thơm ngon và cho tác dụng tốt đối với sức khỏe nam giới. Tuy nhiên nếu ngâm sai cách khi uống sẽ “gặp họa”. Tham khảo hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím khô, tươi đúng cách sau để có được bình rượu ba kích ngon và đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích
+ Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đối với ba kích:
Hiện ba kích có 2 loại là ba kích trắng và ba kích tím, để ngâm rượu bạn nên chọn ba kích tím sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Bạn có thể tìm mua ba kích tươi và khô ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo mua được ba kích thật, có chất lượng tốt để tránh những mối nguy hại có thể xảy ra.
- Đối với rượu:
Nên chọn loại rượu có nồng độ từ 40-45 độ ( có rượu nếp ngâm càng tốt), rượu Kim Sơn là một gợi ý để làm tăng độ ngon của rượu.
- Đối với bình ngâm rượu:
Chọn các loại bình thủy tinh, chum sành để ngâm sẽ làm tăng hương vị thơm ngon của rượu, tránh ngâm rượu bằng bình nhựa sẽ không bảo quản rượu được lâu và thành phần bình nhựa có thể bị phân hủy gây hại cho sức khỏe.
+ Bước 2: Tiến hành ngâm rượu:
1. Cách ngâm rượu ba kích khô thơm ngon
Đối với ba kích khô, bạn có thể dùng ngâm trực tiếp ba kích khô hoặc sao ba kích rồi mới ngâm. Đối với cách ngâm trực tiếp rất đơn giản, chỉ cần đổ trực tiếp vào rượu rồi ngâm theo đúng tỷ lệ ngâm rượu ba kích là được – cách này giúp cho ra bình rượu ngâm có màu tím như lúc chúng ta ngâm tươi.
Còn khi ngâm ba kích đã sao khô mặc dù hơi cầu kì nhưng cho rượu ngon hơn và mùi vị rượu thơm hơn. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một cái chảo rồi đổ ba kích khô vào vặn nhỏ lửa sao trong khoảng 15 phút rồi đổ ra để nguội.
- Bình ngâm rửa sạch lau khô xong bạn cho ba kích đã sao vào rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg ba kích khô ngâm với 8-9 lít rượu.
- Đậy kín nắp bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Sau một thời gian sẽ thấy màu rượu chuyển sang tím nhạt.
2. Cách ngâm rượu ba kích tím tươi đúng cách
Cách làm ba kích tươi ngâm rượu phải thật cẩn trọng nếu không muốn gặp phải những tác dụng phụ. Thực hiện như sau:
- Rửa sạch củ ba kích để ráo hết hẳn nước.
- Dùng tay tút bỏ hết lõi củ ba kích và chỉ lấy phần thịt.
- Cho một thìa nhỏ muối vào bình rượu để làm giảm độc tính của lõi ba kích còn sót lại trên phần thịt; sau đó cho phần ba kích thịt đã sơ chế vào bình thủy tinh rồi đổ rượu lên theo tỷ lệ: 1kg ba kích:3-4 lít rượu.
- Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo thoáng mát ở nhiệt độ khoảng 25 độ C. Ngâm được 20 ngày thì mở nắp bình ngâm, dùng đũa gỗ cho vào bình khuấy đều rồi lại đậy kín nắp ngâm thêm.
Một số câu hỏi thường gặp khi ngâm rượu ba kích
Rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được?
Đối với cả rượu ba kích khô và tươi, sau một thời gian ngâm khoảng 30 ngày thì rượu sẽ chuyển sang màu tím và sau khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được. Ngâm càng lâu mùi vị rượu sẽ càng đậm đà, các dịch ba kích sẽ được tiết ra dùng sẽ tốt hơn.
Cách uống rượu ba kích như thế nào?
Chia đều 2 bữa mỗi bữa chỉ uống 1 chén rượu nhỏ và không nên dùng quá liều chỉ nên dùng từ 100-150ml mỗi ngày. Đối với những người mới uống ba kích thì cảm giác hơi khó uống, do đó để dễ uống hơn các bạn cho thêm 1 -2 chén mật ong nhỏ vào bình rượu ngâm ba kích.
Làm gì để rượu ba kích nhanh chuyển sang màu tím?
Màu của rượu ba kích chuyển sang màu tím nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguyên liệu là ba kích khô hoặc tươi; ba kích tươi sẽ cho màu rượu tím đậm còn ba kích khô thường chỉ cho màu tím nhạt. Ngoài ra, màu của rượu ba kích cũng phụ thuộc vào thời tiết: Thường nếu đang trong thời gian mùa hè nhiệt độ ngoài trời rơi vào khoảng > 30 độ thì chỉ cần mất tới 20 ngày là rượu đã chuyển sang tím; còn mùa đông nhiệt độ ngoài trời rơi vào khoảng dưới 15 độ thì phải mất tới 2 tháng thì rượu mới chuyển sang màu tím.
Ba kích không bỏ lõi có sao không?
Việc bỏ lõi ba kích giúp rượu nhanh ngấm vào ba kích hơn và làm mùi vị rượu đậm đặc và ngon hơn so với khi chúng ta ngâm nguyên củ ba kích. Ngoài ra, việc tước bỏ lõi ba là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo cơ thể không hấp thụ những độc tố có trong phần lõi, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội Đông y Ba Đình, Hà Nội: Ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ cái lõi của củ ba kích. Lõi của dược liệu này không tốt thậm chí có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương.
➥ Bạn nên tham khảo:
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!