Người bị suy thận có nên uống nhiều nước không?

Khi chức năng thận suy yếu, dĩ nhiên khả năng lọc thải sẽ kém đi rất nhiều. Do đó, mặc dù suy thận có nhiều cấp độ nhưng dù ở cấp độ nào cũng cần bắt buộc có chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Nhiều người thắc mắc: Người bị suy thận có nên uống […]

Khi chức năng thận suy yếu, dĩ nhiên khả năng lọc thải sẽ kém đi rất nhiều. Do đó, mặc dù suy thận có nhiều cấp độ nhưng dù ở cấp độ nào cũng cần bắt buộc có chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Nhiều người thắc mắc: Người bị suy thận có nên uống nhiều nước không? Bởi uống nhiều nước thì sợ gây áp lực cho thận, uống ít lại không đáp ứng được nhu cầu.

Theo Chuyên gia dinh dưỡng Vũ Kim Anh: Chế độ dinh dưỡng quyết định không nhỏ vào kết quả trị bệnh. Nếu có chế độ ăn phù hợp thì quá trình điều trị cũng thuận lợi hơn, ngược lại nếu cố ý không tuân thủ thì bệnh sẽ tiến triển trầm trọng hơn thậm chí còn gây ra các biến chứng. Đặc biệt đối với bệnh suy thận thì điều này càng thể hiện rõ.

Bị suy thận có nên uống nhiều nước không?

Người bị suy thận có nên uống nhiều nước không?
Có nên uống nhiều nước khi bị suy thận?

Nguyên tắc ăn uống chung dành cho bệnh nhân suy thận đó là: Ăn nhạt, bớt đạm và uống nhiều nước hơn. Cụ thể:

  • Không nên ăn quá 2 – 4g muối mỗi ngày: Bởi khi suy thận thì muối sẽ không được loại bỏ hiệu quả mà ứ lại trong cơ thể gây phù, cao huyết áp, suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu.
  • Hạn chế ăn chất đạm: Do việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại, các chất này được lọc qua thận gây quá tải và tổn thương thận.

Đồng thời, thực đơn ăn uống hàng ngày nên giảm bớt lượng dầu mỡ và các thức uống lợi tiểu như trà, cafe, kiêng rượu bia và thuốc lá. Bên cạnh đó cần uống nhiều nước hơn để giúp thận lọc chất độc, cặn bã; tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng vậy.

Sau thời gian dài bế tắc, suy sụp vì suy giảm sinh lý, anh Tuấn đã "VÙNG DẬY" MẠNH MẼ cứu vớt cuộc hôn nhân đứng trê bờ vực đổ vỡ nhờ tìm được bài thuốc quý [XEM THÊM]

➥ Gợi ý: Thực đơn hàng ngày cho người suy thận

Vậy người suy thận uống bao nhiêu nước là đủ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân nhân gây suy thận mà lượng nước cung cấp cho cơ thể là như thế nào. Nguyên tắc chung là nước phải đủ cho cơ thể (thông thường mỗi người trung bình cần 2,5 lít nước/ngày). Song:

  • Nếu nước tiểu ít: Phải uống nhiều nước, thậm chí là cần truyền nước.
  • Nếu bị đái tháo nhạt, tức là bị bệnh lý tiểu nhiều (bệnh do tuyến yên từ trên đầu gây ra): Bổ sung nước phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Giai đoạn suy thận nặng: Hạn chế uống nước để đỡ gánh nặng cho thận, còn bình thường, việc uống nước sẽ theo nhu cầu, không cần quá nghiêm ngặt.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh lý như phù to, suy thận cấp giai đoạn vô niệu, cũng cần thực hiện liệu pháp dinh dưỡng hợp lý giữa hạn chế lượng natri và nước đưa vào cơ thể. Người bệnh cần đảm bảo cân bằng lượng nước vào và lượng nước ra bởi: Lượng nước vào lớn hơn lượng nước ra sẽ gây phù, tăng huyết áp, suy tim. Còn nếu lượng nước vào nhỏ hơn lượng nước ra sẽ gây ra tình trạng mất nước (da nhăn nheo, hạ huyết áp và choáng).

Người bị suy thận cần uống nhiều nước, song lượng nước bạn cần bổ sung cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ
Người bị suy thận cần uống nhiều nước, song lượng nước bạn cần bổ sung cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ

Trong đó, lượng nước vào bao gồm: nước uống, nước canh, lượng nước chuyển hóa thức ăn (khoảng 300ml/ngày) và dịch truyền; Lượng nước ra bao gồm: nước tiểu trong 24h, lượng nước mất theo mồ hôi, hơi thở và phân (khoảng 500ml/ngày). Khi lượng nước vào bằng lượng nước ra tức là cân bằng.

Lời khuyên cho bạn:

Bệnh nhân bị suy thận nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng như lượng nước bổ sung mỗi ngày sao cho hợp lý. Việc cần làm là tuân thủ những chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ để việc điều trị đáp ứng tích cực, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

➥ Có thể bạn quan tâm: Quan hệ nhiều có bị suy thận không?

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo