Tác dụng chữa yếu sinh lý tuyệt vời của cá ngựa (hải mã)

Theo Đông y, cá ngựa (hải mã) có vị ngọt, tính ôn, không độc; tác dụng của cá ngựa là làm ấm thận, tráng dương, tiêu báng hòn, nhọt sưng, thúc đẻ, chữa liệt dương ở nam giới và hiếm muộn ở phụ nữ. Y học hiện đại cũng ghi nhận tác dụng của cá […]

Theo Đông y, cá ngựa (hải mã) có vị ngọt, tính ôn, không độc; tác dụng của cá ngựa là làm ấm thận, tráng dương, tiêu báng hòn, nhọt sưng, thúc đẻ, chữa liệt dương ở nam giới và hiếm muộn ở phụ nữ. Y học hiện đại cũng ghi nhận tác dụng của cá ngựa trên nhiều phương diện, đặc biệt là tác dụng chữa yếu sinh lý tuyệt vời của loài thủy mã này.

Cá ngựa hay còn gọi là hải mã, thủy mã, hải long (loài động vật này có cái đầu giống đầu ngựa); có tên khoa học là Hippocampus kelloggi Jordan et Snyder (Khắc thị hải mã), Hippocampus histrix Kaup (Thích hải mã), Hippocampus kuda Bleeker (Đại hải mã), Hippocampus tricumalatus Leach (Tam ban hải mã)… và thuộc họ Hải long (Syngnathidae).

tác dụng của cá ngựa
Cá ngựa được mệnh danh là loài cá lãng mạn nhất thế giới

Cá ngựa sống ở vùng nước gần bờ, nơi nước trong, có độ muối cao, ven biển Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia… Loại cá nước mặn này có thân dài 15-20 cm, có khi đến 30 cm, màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi xanh đen và toàn thân được cấu tạo bởi những đốt xương vòng. Gọi là cá nhưng nó không có vây và đuôi như đuôi cá, đuôi nó giống như cái móc hình xoắn ốc, gồm khoảng 40 đốt xương, dài bằng hoặc hơn phần thân để quấn vào các đám tảo hay các nhánh san hô dưới biển để giữ cho thân thẳng đứng. Cá ngựa đực có túi trước ngực (một nếp gấp dưới da) để hứng và ấp trứng do cá ngựa cái đẻ.

Cá ngựa có nhiều loài như cá ngựa gai, cá ngựa lớn, cá ngựa thân trắng, cá ngựa chấm, cá ngựa Nhật,… Tất cả các loài này đều được dùng làm thuốc nhưng nhiều ý kiến cho rằng cá ngựa loại trắng và vàng là tốt hơn cả.

Sau thời gian dài bế tắc, suy sụp vì suy giảm sinh lý, anh Tuấn đã "VÙNG DẬY" MẠNH MẼ cứu vớt cuộc hôn nhân đứng trê bờ vực đổ vỡ nhờ tìm được bài thuốc quý [XEM THÊM]

Tác dụng của cá ngựa nhiều người chưa biết

Cá ngựa đã được ghi trong bộ sách thuốc “Bản thảo cương mục thập di” của Triệu Học Mẫn (Trung Quốc, thế kỷ XVIII).

Theo Đông y, cá ngựa vị ngọt, tính ôn, không độc; có tác dụng làm ấm thận, tráng dương, tiêu báng hòn, nhọt sưng, thúc đẻ, chữa liệt dương ở nam giới và trị hiếm muộn ở phụ nữ.

cá ngựa khô
Cá ngựa khô đốt tồn tính tán bột, uống 10 g, đồng thời tay cầm cá ngựa chữa sản phụ đẻ khó

Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chứng minh dược tính, công dụng của cá ngựa đặc biệt là khả năng khắc phục các trục trặc về sinh lý. Theo đó, cá ngựa có chứa enzyme sinh tổng hợp prostaglandin –  là chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin hay còn gọi là “hormone tình yêu” – nội tiết tố có liên quan đến hoạt động tình dục ở cả nam giới lẫn nữ giới và bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người. Đặc biệt ở phụ nữ, tác dụng của chất này còn được nhân lên gấp nhiều lần do có sự hỗ trợ của hormon estrogen.

Ngoài ra, chính hàm lượng cao của Docosahexaenoic acid (DHA) – vật liệu cơ bản để sản sinh tinh trùng, liên quan chặt chẽ đến khả năng sản sinh tinh trùng được tìm thấy trong cá ngựa cũng lý giải cho tác dụng tăng cường sinh lý ở nam giới của cá ngựa.

Cũng chính vì điều này mà nhiều người gọi cá ngựa là “viagra động vật” cho cả 2 giới.

Cách chữa yếu sinh lý bằng cá ngựa

Cách dùng phổ biến nhất là khi cá bắt về, mổ bụng, bỏ ruột, uốn cong đuôi cho tròn lại, phơi hay sấy khô (có khi ngâm trong rượu hồi hay quế trước khi phơi khô) người ta thường buộc hai con với nhau gồm một đực, một cái rồi ngâm một cặp cá ngựa trong rượu để uống hằng ngày.

món ăn bài thuốc từ cá ngựa
Cá ngựa phối hợp với các vị thuốc bắc cho hiệu quả chữa bệnh cao

Ngoài ra cũng có thể kết hợp với các vị thuốc bắc để ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn bài thuốc sau giúp gia tăng hiệu quả.

#Món ăn bài thuốc trị bệnh từ cá ngựa:

  • Đối với nam giới mắc chứng liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy: Sử dụng 30g cá ngựa 30g, 30g nhân sâm, 20g cốt toái bổ, 20g long nhãn. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 – 10 ngày, càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 20 – 40ml, có thể pha thêm mật ong.
  • Đối với các trường hợp liệt dương, di tinh, tảo tiết, bạch đới khí hư (huyết trắng): Sử dụng 2 con cá ngựa, 1 con gà sống non. Nấm hương ngâm nước cho nở; gà luộc, rút bỏ xương; đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị rồi ăn.
  • Đối với các trường hợp liệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương: Sử dụng một đôi cá ngựa và gạo tẻ 50g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp.

# Cách ngâm rượu cá ngựa:

cách ngâm rượu cá ngựa
Rượu cá ngựa: “thần dược” chốn phòng the cho cả nam và nữ
  • Cách 1: Cá ngựa một đôi, đại hồi 6g, dâm dương hoắc 20g, kỷ tử 12g, dương quy 20g. Ngâm các vị trên vào 1 lít rượu trắng, ngâm trong 1 tháng thì dùng được. Mỗi ngày uống 30ml. Dùng cho trường hợp di tinh, liệt dương, yếu sinh lý.
  • Cách 2: Hải mã một đôi, rượu 500ml, ngâm 7 ngày. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2-3 lần. Dùng cho các trường hợp liệt dương, chấn thương đụng dập, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.

Cá ngựa là vị thuốc đông y cho tác dụng tốt nhưng cần lưu ý khi sử dụng. Theo Thạc sĩ – lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội (Hội Đông y Hà Nội): Cá ngựa là vị thuốc được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị tăng cường chức năng tình dục, nhưng với những người âm hư hỏa vượng (tức là hay nóng sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, hay lở miệng, viêm họng, viêm xoang mãn…), bị cảm cúm, sốt, phụ nữ có thai thì không nên dùng.

➥ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo